Kĩ thuật ép cọc bê tông móng nhà dân

Kĩ thuật ép cọc bê tông móng nhà dân, nhà phố như thế nào? Mời các bạn cùng tôi tìm hiểu một số thông tin về kĩ thuật xây dựng này.

Kĩ thuật ép cọc móng nhà dân, nhà phố

kĩ thuật ép cọc bê tông giàn tải sắt
Hình ảnh: Kĩ thuật ECBT giàn máy Tải Sắt 70 tấn nhà 3 tầng

Ép cọc bê tông là phương thức dùng máy ép cọc thi công loại móng cọc bê tông.

Móng cọc bê tông là loại móng sâu. Cọc bê tông cốt thép được đưa xuống vùng đất/đá cứng nằm sâu dưới lòng đất. Các kĩ thuật thi công móng cọc hiện nay như ép, đóng, khoan hạ hoặc khoan nhồi.

Trong kĩ thuật ECBT có một số loại hình ép cọc phổ biến thường thấy như sau:

Các loại hình ép cọc hiện nay:

  • Ép cọc bê tông sử dụng Robot: tải trọng từ 200 đến 500 tấn tùy robot
  • Ép cọc bê tông sử dụng Tải bê tông: tải trọng từ 80 đến 250 tấn
  • Ép cọc bê tông sử dụng Tải sắt: tải trọng từ 50 đến 100 tấn
  • Ép cọc bê tông sử dụng Neo sắt: tải trọng từ 30 đến 45 tấn tùy máy

Đối với các công trình nhà dân, nhà phố hiện nay thường sử dụng hai loại hình ép cọc. Đó là Ép cọc bê tông giàn Tải Sắt và Ép cọc bê tông giàn Neo.

Do đa số nhà dân, nhà phố là những công trình nhà ở dân dụng dưới 5 tầng.

Kĩ thuật ép cọc bê tông Neo móng nhà dân

Kĩ thuật ép cọc bê tông bằng giàn máy Neo sử dụng các cánh Neo sắt khoan sâu xuống lòng đất.

Các cánh Neo có tác dụng như một chiếc đinh vít. Có tác dụng giữ dầm giàn máy ép tạo đối trọng để ép cọc bê tông xuống.

Tháp ép cọc kết nối với dầm giàn máy, sử dụng hai xy lanh thủy lực ép cọc bê tông xuống lòng đất.

Ép Neo là hình thức ép cọc với chi phí rẻ nhất. Phù hợp với các công trình nhà dân từ 1 đến 3 tầng.

Máy ép Neo nhỏ gọn nhất trong các phương pháp ép cọc hiện nay. Là phương pháp cơ động thi công được cho những công trình trong hẻm nhỏ, mặt bằng hẹp.

Kĩ thuật ép cọc bê tông Tải Sắt móng nhà dân

Kĩ thuật ép cọc bê tông bằng giàn máy Tải Sắt sử dụng các khối sắt đặc đặt chồng lên nhau tạo đối trọng ép cọc.

Khi này tổng các khối sắt đặc và thiết bị đặt trên dầm giàn máy chính là tải trọng của giàn máy có tác dụng giữ dầm giàn ép tạo đối trọng.

Cũng như ép Neo, tháp ép cọc được kết nối với dầm giàn sử dụng hai xy lanh thủy lực ép cọc bê tông xuống lòng đất.

Phương pháp ép cọc giàn Tải Sắt có mức chi phí cao hơn Ép Neo do tải trọng cao hơn. Phương pháp này phù hợp và thường sử dụng cho các công trình có yêu cầu tải trọng từ 50 – 100 tấn. Hoặc nhà dân dụng từ 2 đến 5 tầng.

Kĩ thuật ép cọc bê tông móng nhà trong hẻm sâu, nhỏ mặt bằng hẹp

Đối với các công trình nằm trong hẻm sâu, nhỏ thì việc vận chuyển máy móc, vật liệu thi công khá khó khăn. Máy móc và các phương tiện vận chuyển vật liệu phải có kích thước phù hợp.

Với công trình mặt bằng thi công hẹp cũng là một khó khăn khi đưa máy móc vào thi công.

Với các công trình như vậy thì phương pháp ép Neo tỏ rõ ưu điểm của mình. Giàn máy Neo có kích thước nhỏ gọn, dễ cơ động thi công được ở những công trình hẻm nhỏ, mặt bằng hẹp.

Đường hẻm có chiều rộng từ 1,5m và mặt bằng thi công có chiều ngang từ 3m là có thể thi công ép cọc Neo.

Liên hệ tư vấn kĩ thuật ép cọc móng

Mọi thông tin thắc mắc về kĩ thuật ECBT nền móng công trình nhà dân, nhà phố vui lòng liên hệ theo số hotline 0972102527 để được giải đáp nhanh nhất.

Tham khảo chi tiết về kĩ thuật ECBT máy Neo tại đây.

Tham khảo chi tiết về kĩ thuật ECBT giàn máy Tải Sắt tại đây.

Hotline: 097.210.2527

Rate this post

Gọi ngay