ĐIỀU KIỆN THI CÔNG ÉP NEO

Điều kiện thi công ép Neo cọc bê tông và những lưu ý khi có dự tính làm móng ép cọc bê tông. Cùng tham khảo chi tiết trong bài viết sau.

điều kiện thi công ép neo
Hình ảnh: Thi công ép cọc bê tông Neo ở một mặt bằng khó

Mặt bằng thi công ép cọc

  • Đối với các công trình có 3 mặt giáp tường nhà bên cạnh hoặc chướng ngại vật. Diện tích mặt bằng thi công ép cọc bê tông Neo cần có chiều rộng tối thiểu là 3m và chiều dài tối thiểu 9m.
  • Với mặt bằng thi công có một hoặc hai mặt giáp với đất trống thì có thể tận dụng khoảng đất trống đó để thi công. Mặt bằng thi công cần đủ rộng để xe cẩu di chuyển. Chỗ trống để cọc bê tông và các thiết bị phục vụ thi công ép cọc.
  • Mặt bằng thi công ép Neo cần tương đối bằng phẳng. Mặt bằng quá gồ ghề khi chất giàn máy khó khăn, cọc ép có thể bị nghiêng không đảm bảo.
  • Cần phá bỏ nền bê tông và móng bê tông cũ (nếu có).
  • Hầm, hố gas cũ cần được hút bỏ chất thải và san lấp (nếu có).

Đường giao thông vào công trình

  • Đường giao thông vào công trình là một trong những vấn đề chính. Ảnh hưởng đến việc lựa chọn ép Neo hay ép Tải Sắt.
  • Để thi công Ép Neo thì đường vào công trình có chiều ngang lớn hơn 1,5m. Với các hẻm nhỏ thì việc khảo sát mặt bằng cần được đo đạc chính xác. Để đảm bảo xe và các thiết bị thi công vào được công trình.
  • Đường giao thông vào công trình nhỏ hơn 2,5m sẽ không thể thi công ép Tải Sắt. Do đó, bắt buộc các nhà thầu cần tính toán lại để đưa phương pháp ép Neo vào công trình.

Yêu cầu tải trọng của móng cọc

  • Phương pháp Ép cọc Neo có Pmax = 40 tấn. Phù hợp với các công trình nhà dân, nhà phố từ 1 tầng đến 3 tầng.
  • Những công trình có tải trọng lớn hơn sẽ cần sử dụng các phương pháp thi công ép cọc có tải trọng lớn hơn. Đối với ép Tải Sắt có Pmax = 70 tấn sẽ phù hợp với các công trình từ 2 đến 5 tầng.

Một số công trình tải trọng lớn từ 3 đến 4 tầng cần Ép Tải Sắt 70 tấn. Nhưng do đường hẻm nhỏ xe ép tải không vào được. Bắt buộc sẽ dùng phương pháp Ép Neo 40 tấn.

Khi đó, các kĩ sư thiết kế hoặc nhà thầu xây dựng sẽ phải tính toán lại và có bản vẽ định vị tim cọc Ép Neo thay vì ép tải.

Kết cấu các tầng địa chất dưới lòng đất

Với đa số các công trình ép cọc nhà dân dụng thì việc khảo sát địa chất sẽ đẩy chi phí lên cao. Do đó, thường thì sẽ theo kinh nghiệm thi công để biết được mặt bằng đó có ép cọc được hay không.

Đơn vị thi công ép cọc sẽ dự tính độ sâu cọc ép theo kinh nghiệm. Hoặc theo số liệu một số công trình đã thi công ép cọc gần đó.

Sau đó, sẽ tiến hành ép cọc thử để xác định độ sâu cọc ép chính xác khi đủ tải trọng yêu cầu.

Dựa theo độ sâu cọc thử mà đơn vị ép cọc cùng chủ nhà hoặc nhà thầu sẽ quyết định độ sâu cọc ép đại trà (độ sâu các tim cọc còn lại).

Kết cấu móng nhà bên cạnh (nếu có)

Khi thi công ép cọc cạnh những ngôi nhà có kết cấu móng gạch, nhà ở đã xây dựng lâu năm, xuống cấp. Hoặc những ngôi nhà có nền móng dễ sụt lún, tường nút nẻ. Cần lưu ý có các biện pháp phòng và chống các sự cố có thể xảy ra.

Biện pháp ép neo là biện pháp an toàn và ít ảnh hưởng tới nhà lân cận nhất. Tuy nhiên, khi thi công cạnh các công trình móng gạch, lâu năm xuống cấp thì nên lưu ý.

Biện pháp đưa ra là di rời vị trí tim cọc cách xa tường. Trong quá trình thi công chậm và ngừng lại khi có dấu hiệu bất thường. Điều quan trọng hơn hết là lựa chọn đơn vị thi công uy tín, nhiều kinh nghiệm.

Trên đây là một số điều kiện thi công ép neo cọc bê tông mà chúng tôi đúc kết ra được sau nhiều năm hoạt động. Hy vọng bài viết giúp khách hàng có thêm thông tin về thi công ép cọc.

Mọi thắc mắc quý khách có thể gọi điện ngay cho chúng tôi qua số hotline để được tư vấn chi tiết hơn. Hoặc đọc thêm các bài viết tư vấn về ép cọc bê tông tại đây.

Hotline tư vấn miễn phí: 097.210.2527

Rate this post

Gọi ngay