Ép cọc consol – công son là gì? Là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm khi mới thi công ép cọc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau:
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu xem ép cọc consol là gì, thì chúng ta cần biết nguyên lý của ép cọc bê tông nhà phố bằng phương pháp ép cọc thủy lực. Hiện đang sử dụng hai phương pháp đó là ép cọc Neo và ép cọc tải sắt.
Tìm hiểu thêm: Ép cọc Neo là gì? hoặc Ép cọc Tải Sắt là gì?
Nguyên lý ép cọc bê tông nhà phố bằng phương pháp thủy lực
Là hình thức sử dụng máy ép thủy lực để ép cọc bê tông xuống lòng đất. Có cấu tạo chính gồm một máy ép, một tháp ép (có hai xylanh thủy lực). Một dầm giàn và thiết bị làm tải đối trọng. Một xe cẩu và một số thiết bị hỗ trợ khác.
+ Kết cấu tải đối trọng ép Neo: Sử dụng các cánh Neo bằng sắt khoan sâu xuống lòng đất.
+ Kết cấu tải đối trọng ép Tải: Sử dụng các khối sắt đặc đặt lên dầm giàn ép.
Với phương pháp ép thông thường, tải đối trọng sẽ được bố trí cân đều hai bên. Vị trí tim cọc sẽ nằm giữa. Còn được gọi là ép cọc chính tâm. Tim cọc sẽ nằm giữa hai vị trí khoan Neo hoặc tim cọc sẽ nằm giữa hai bên các khối tải sắt. (Các khối tải sắt sẽ được chia đều ra hai bên)
Sử dụng lực ép thủy lực ép cây cọc xuống lòng đất đến khi đạt tải trọng yêu cầu.
Với cách bố trí tải đối trọng nằm đều hai bên của tim cọc thì lực ép đạt hiệu xuất lớn nhất.
Tham khảo chi tiết nguyên lý cũng như cấu tạo của hai phương pháp ép cọc tại đây.
Ép cọc consol – công son là gì?
Ép cọc consol hay thường gọi theo tiếng việt là công son. Là hình thức ép cọc bê tông bằng phương pháp ép cọc thủy lực. Ép Neo và Ép Tải.
Ép cọc consol là cách gọi của phương pháp ép cọc Neo hoặc Tải nhưng không được bố trí cân đều tải đối trọng hai bên. Do điều kiện thi công nên phải bố trí kết cấu tải đối trọng một bên và tim cọc ép một bên.
Tim cọc ép sẽ nằm một bên và các lỗ khoan neo đối trọng một bên. Hoặc tim cọc ép một bên và chất các khối tải sắt một bên.
Trong trường hợp này tải trọng trên đầu cọc (đối với tim cọc ép consol) sẽ thấp hơn.
Một số trường hợp bắt buộc phải ép consol:
- + Tim cọc nằm ở góc tường
- + Điều kiện mặt bằng quá hẹp
- + Vướng đồng hồ nước, vỉa hè có nền yếu…
- + Trường hợp kè bờ suối, chống sạt lở không thể khoan neo hay đặt tải hai bên.
Tuy nhiên, ép cọc consol chỉ thường thấy khi ép cọc bằng giàn ép Tải Sắt. Do khoảng cách tối thiểu từ tim cọc đến tường là 70cm. Còn khi ép Neo thì vị trí tim cọc chỉ cần cách tường tối thiểu 40cm.
Ép cọc Đình Vũ hiện đang cung cấp các dịch vụ ép cọc sau:
- + Ép cọc bê tông giàn máy Neo với Pmax = 40 tấn/đầu cọc
- + Ép cọc bê tông giàn Tải Sắt với Pmax = 70 tấn/đầu cọc
- + Ép cọc bê tông nền móng nhà dân, nhà phố
- + Ép cọc móng mặt bằng hẹp, hẻm nhỏ, công trình khó thi công
- + Ép cọc bê tông chống sạt lở, kè bờ suối
- + Ép cọc bê tông móng đế máy công nghiệp
- + Ép cọc bê tông móng hàng rào
- + Ép cọc nhà xưởng, biệt thự
- + Cung cấp cọc ép 250x250mm giá tại xưởng
Liên hệ tư vấn và báo giá
Khách hàng có bất cứ thắc nào cần giải đáp, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để có câu trả lời nhanh nhất. Tạo thuận lợi cho việc tham khảo, nắm bắt thông tin trước khi lựa chọn đơn vị ép cọc.
Khi cần báo giá hoặc khảo sát mặt bằng miễn phí hãy liên hệ theo số hotline sau:
Số điện thoại hotline: 097.210.2527 hoặc 039.357.2226